Viêm chân răng là một trong các bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiên nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết bệnh viêm chân răng. Bệnh viêm chân răng không chỉ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu thông thường, bệnh có thể phát triển rất nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết lần này Giang sẽ chia sẻ với các bạn những cách để có thể chữa dứt điểm được bênh viêm chân răng nhé. Bắt đầu thôi !
Trong y khoa, để thuận lợi trong việc nhận biết và điều trị bệnh, người ta chia viêm chân răng có mủ ra làm 3 cấp độ như sau:
Viêm chân răng có mủ ở cấp độ nhẹ
Viêm chân răng có mủ cấp độ nhẹ hình thành do những nguyên nhân sau:
- Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đảm bảo, khiến vi khuẩn phát triển tấn công vào phần nướu và chân răng.
- Mảng bám cao răng hình thành trên thân răng và lan xuống nướu cũng khiến cho chân răng bị viêm.
- Một số tình trạng như răng bị gãy vỡ, sâu răng, kích thích mọc răng khôn… cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân răng hàm.
Bạn có thể quan sát thấy khi chân răng có mủ bằng mắt thường. Tuy nhiên, viêm chân răng có mủ ở giai đoạn 1 rất dễ nhầm với những bệnh khác như viêm nướu răng nổi hạch hay viêm nha chu. Một số biểu hiện có thể phân biệt được như:
- Nướu răng hơi sưng đỏ, sờ vào thấy đau.
- Có thể chảy máu và kèm theo một chút mủ trắng khi chải răng hoặc có tác động vào.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
- Chân răng có cảm giác hơi nhói và lợi phía chân răng mềm hơn so với bình thường.
Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này khá đơn giản, bạn chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt, bên cạnh đó kết hợp với một số mẹo chữa hôi miệng tự nhiên giúp bạn điều trị bệnh triệt để mà các bạn có thể áp dụng như là:
° Sử dụng 200g lá kinh giới đun cùng vài hạt muối, súc miệng nhiều lần trong 2 tuần, khi bệnh thuyên giảm thì dừng lại.
° Giã một chút hoa cúc, chút gừng tươi, vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn thấm vào vùng viêm chân răng có mủ. Cách này sẽ giúp bạn giảm đau, ngăn ngừa vi khuẩn và làm mủ chân răng dần bị xẹp xuống.
Viêm chân răng có mủ mức độ trung bình
Khi phát hiện viêm chân răng có mủ cấp độ 1 giống như miêu tả ở trên mà không có sự điều trị, tiếp tục duy trì những thói quen vệ sinh răng miệng và ăn uống không tốt, bệnh sẽ phát triển lên giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, bệnh viêm lợi có mủ có những triệu chứng rõ ràng hơn:
- Những cơn đau với cường độ mạnh và có thể kéo dài mặc dù bạn không tác động vào phần lợi.
- Đặc biệt dị ứng với đồ ăn nóng, lạnh hoặc quá cay.
- Phần lợi bị viêm tấy đỏ và có thể xuất hiện túi mủ nhỏ.
- Nướu răng hơi tách ra khỏi chân răng và khiến răng bị lung lay.
- Mùi hôi miệng nặng hơn, nguyên nhân có thể do viêm lợi chảy máu.
Giai đoạn viêm chân răng có mủ cấp độ 2, bạn vẫn cần đảm bảo chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, các cách chữa tự nhiên sẽ không còn tác dụng, thay vào đó, bạn cần kết hợp sử dụng một vài loại kháng sinh. Đặc biệt các bạn cân nhớ rằng khi bệnh đến giai đoạn 2 này thì bạn cần đến nha khoa để có thể chữa dứt điểm. Không tự ý chữa bằng các phương pháp tại nhà để tránh bệnh tiến triển nặng thêm
Viêm chân răng có mủ ở mức độ ”báo động đỏ”
Đây là cấp độ cao nhất và nguy hiểm nhất của bệnh viêm nướu răng hàm có mủ. Nguyên nhân xuất phát từ việc thờ ơ với những biểu hiện của bệnh ở hai giai đoạn đầu hoặc điều trị sai cách khiến cho bệnh nặng hơn. Giai đoạn này, bệnh có những triệu chứng sau:
- Phần lợi viêm nướu răng hàm xuất hiện ổ mủ khá to, ấn vào chảy mủ rất nhiều.
- Cơ thể có biểu hiện sốt nhẹ, sưng một bên mặt, đau, sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ.
- Những cơn đau kéo dài, không dứt.
Lúc này, bạn nên lập tức đến bác sĩ nha khoa để bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình trạng viêm lợi gây đau răng của bạn. Có thể sẽ phải thực hiện lấy cao răng, sau đó phẫu thuật phần túi mủ và vệ sinh lại phần lợi viêm. Cùng với đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống kết hợp thuốc kháng sinh tại nhà và hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn. Viêm chân răng sẽ được loại bỏ nhờ chế độ chăm sóc răng và nướu qua 3 bước sau:
- Bác sĩ thăm khám, xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm chân răng sau đó sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể.
- Lấy cao răng đều đặn từ 3 – 6 tháng/lần để làm sạch các ổ vi khuẩn tại cao răng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm răng, viêm lợi và túi nha chu.
- Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Và bạn hãy cố gắng nhớ những điều sau đây để sức khỏe răng miệng của mình luôn được đảm bảo:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày
- Sử dụng bản chải lông mềm và vừa vặn với miệng đồng thời đảm bảo đầu bàn chải có thể đến được tất cả các khu vực trong khoang miệng
- Không đánh răng vội vàng, ít nhất nên từ 2 -3 phút
- Hãy nhớ sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm tre thông thường
- Bổ xung các thực phẩm chứa nhiều canxi giúp răng luôn chắc khỏe như sữa, phô mai hay Yoghurt…
- Tăng cường ăn các thức ăn nhiều chất xơ như rau củ, trái cây và Vitamin C
- Cố gắng tránh xa các thực ăn chứa nhiều đường như các loại kẹo hoặc thức ăn nhiều tinh bột bởi vi khuẩn gây hại được nuôi dưỡng bằng đường, chúng sẽ sinh ra các acids hủy hoại men răng.
- Hạn chế các loại thức uống có ga, rượu bởi chúng là nguyên nhân gây mòn men răng.
- Nếu bạn thèm ngọt. Hãy kiềm cảm xúc đó bằng các thực phẩm ngọt tự nhiên