Răng móm (khớp cắn ngược) và cách điều trị

Nieng Rang Mom 1

Một thống kê của Bộ Y Tế mà sẽ khiến các bạn phải ngạc nhiên đấy. Đó là có tới 5% dân số Việt Nam bị khớp cắn ngược mà dân gian vẫn thường gọi là móm hay một tên khác là mặt lưỡi cày. Tức là trung bình cứ 10 người là có 2 người bị khớp cắn ngược. Các bạn ấy thực sự rất mong là có thể có thể tìm ra một phương pháp hiệu quả để có thể lấy lại sự tự tin cũng như cải thiện được hình thể răng của mình được tốt nhất. Trong video lần này Giang sẽ trả lời giúp các bạn về vấn đề này nhé.

Trước tiên Giang sẽ điểm qua thật nhanh những kiến thức chung về tình trạng khớp cắn ngược để các bạn có cái nhìn nó tổng quan nhất nhé.

Về hình dáng răng bên ngoài thì khớp cắn ngược hay mọi người còn thường gọi là răng móm chính là hiện tượng răng hàm dưới đưa ra phía trước khi bạn ngậm miệng lại. 

Răng móm ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của gương mặt

Nguyên nhân gây ra tình trạng móm (khớp cắn ngược)

Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó là do răng và do xương hàm gây ra

Với các bạn bị khớp cắn ngược do xương hàm:

Trong số những người sỡ hữu khớp cắn bị ngược, nguyên nhân do xương hàm chiếm một tỷ lệ khá lớn. Việc xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển sẽ dẫn đến hiện tượng hàm dưới nằm ở bên ngoài so với hàm trên, trái ngược với bình thường. Khớp cắn ngược do xương hàm chủ yếu do di truyền. Thông thường gia đình có người thân bị khớp cắn ngược thì tỉ lệ con cái cũng gặp phải là rất lớn.

Với các bạn bị khớp cắn ngược do răng:

Có những người xương hàm phát triển hoàn toàn bình thường nhưng vẫn gặp phải hiện tượng răng khớp cắn ngược. Bởi các răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá mức, hoặc răng hàm trên mọc quặp vào trong cũng có thể là nguyên nhân khiến các răng hàm dưới nằm ở bên ngoài so với hàm trên.

Khi các bạn bị tình trạng khớp cắn ngược thì chắc hẳn các bạn cũng nhận ra những tác hại của nó gây lại. Có thể kể đến như

Gây mất thẩm mỹ

Tình trạng khớp cắn ngược sẽ khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, cằm dài và chìa ra ngoài. Nếu không được khắc phục từ sớm, dưới sự tác động của thức ăn, hàm răng sẽ ngày càng lệch lạc hơn, khuôn mặt méo, lệch, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến bạn trở nên tự ti trong cuộc sống.

Làm suy giảm khả năng ăn nhai

Khi hai khớp cắn không sát khít nhau, tương quan giữa hai hàm sai lệch, việc nhai, cắn thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn, khiến người bệnh khó có thể nghiền nát thức ăn một cách bình thường. Điều này còn có thể dẫn đến một số bệnh về đường tiêu hóa, làm suy giảm sức khỏe cơ thể.

Khả năng phát âm bị hạn chế

Cấu trúc hàm không chuẩn sẽ khiến cho việc phát âm trở nên khó khăn hơn. Khi nói chuyện, giao tiếp, khuôn miệng bị méo, lệch, không chuẩn cũng khiến người bệnh dễ mắc các chứng nói ngọng, nói lắp hoặc giọng nói không rõ ràng, kém thu hút.

Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm

Khớp cắn ngược có nguy hiểm không? Hiện tượng sai lệch khớp cắn về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp thái dương hàm, gây nên bệnh lý viêm khớp thái dương, khiến người bệnh thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, cuộc sống, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách điều trị khớp cắn ngược sao cho hiệu quả nhất các bạn nhé

Phương pháp thứ nhất: Niềng răng 

Trong trường hợp xương hàm của bệnh nhân phát triển hoàn toàn bình thường nhưng các răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá mức so với hàm trên, phương pháp phẫu thuật xương hàm sẽ không có tác dụng. Lúc này, niềng răng khớp cắn ngược là giải pháp tối ưu trong việc điều chỉnh các răng mọc đúng vị trí, hai hàm răng trở nên cân đối hơn. Niềng răng là giải pháp sử dụng các khí cụ dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để tác động lực cải thiện tình trạng khớp cắn ngược, điều chỉnh răng về vị trí chuẩn xác, tạo cung hình đều, đẹp, có sự tương quan hợp lý giữa hai hàm hơn. Có thể kể đến một số ưu điểm của phương pháp này như: 

  • Có thể tạo lực tác động mạnh mẽ, sắp xếp các răng về vị trí hợp lý, khớp cắn chuẩn khít hơn ngay cả trong những trường hợp phức tạp nhất.
  • An toàn, lành tính, không cần mài răng, xâm lấn răng thật, không gây kích ứng các mô mềm trong khoang miệng.
  • Chi phí thấp, phù hợp với điều kiện tài chính của phần lớn đối tượng trong xã hội hiện nay.
  • Hiệu quả duy trì vĩnh viễn. Chỉ cần thực hiện niềng răng một lần, bạn có thể sở hữu hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn vĩnh viễn, không lo tái phát.

Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng lệch lạc của răng, độ tuổi niềng răng và tay nghề của bác sĩ. Ở trẻ em và tình trạng sai khớp cắn nhẹ thì thời gian niềng răng khớp cắn ngược sẽ rất nhanh chóng, chỉ khoảng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, ở người lớn khi răng đã cứng chắc thì thời gian niềng sẽ lâu hơn, có thể kéo dài 2-3 năm.

Phương pháp thứ hai: Phẫu thuật chỉnh hàm

Tình trạng đó bị gây ra bởi xương hàm trên phát triển kém hơn so với hàm dưới hoặc bị dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau khiến cho răng cửa hàm trên luôn luôn nằm ở vị trí phía trong của hàm dưới. Đối với những bệnh nhân bị móm mức độ nặng do quá phát xương hàm dưới hay do dị tật vòm miệng thì cách điều trị khớp cắn ngược chủ yếu chính là phẫu thuật hàm. Tuy nhiên chỉ những đối tượng đã đủ tuổi trường thành từ 18 tuổi trở lên mới có thể áp dụng được cách điều trị phẫu thuật hàm này. Phẫu thuật khớp cắn ngược cho kết quả nhanh chóng song đòi hỏi xâm lấn răng do đó khách hàng cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện nhé..

Phương pháp thứ ba: Bọc răng sứ

Đối với các bạn mà tình trạng răng bị khớp cắn ngược nhưng ở mức độ nhẹ và muốn tiết kiệm về thời gian cũng như công sức và không muốn tiến hành phẫu thuật thì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Vì như Giang đã chia sẻ ở rất nhiều video thì bọc răng sứ với công nghệ hiện nay đã đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu để giúp các bạn vừa có thể có được một hàm răng đạt chuẩn, vừa trắng sáng, vừa đẹp do các bạn có thể vô tư lựa chọn màu sắc hay kiểu dáng răng mà mình mong muốn

Chọn ngôn ngữ »